Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng

dich vu cong bo thuc pham chuc nang
Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng

Xã hội ngày càng phát triển nhưng lại càng có nhiều mối nguy ảnh hưởng tới sức khỏe, nên người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng sử dụng các loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ cơ thể toàn diện. Vì vậy mà ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu thực phẩm chức năng về Việt Nam. Bài viết dưới đây cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về dịch vụ công bố thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng là gì?

Khái niệm

Thực phẩm chức năng là sản phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm được bổ sung thêm các chất chức năng trong quá trình chế biến.

Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Đôi khi thực phẩm chức năng chỉ đơn thuần có tác dụng tạo cho cơ thể thư giãn, tinh thần thoải mái, giảm nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, thực phẩm chức năng còn được gọi là thực phẩm thuốc.

Đặc điểm của thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng được chế biến theo liều lượng sử dụng và được chỉ định đối tượng sử dụng rõ ràng, nên người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi sử dụng để tránh gây ra phản ứng phụ, hoặc nặng hơn thì có thể bị ngộ độc.

Phân loại thực phẩm chức năng

Theo quy định của Luật Việt Nam, thực phẩm chức năng được chia làm 3 loại cơ bản như sau:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Thực phẩm này có tác dụng bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày với mục đích cải thiện, duy trì, tăng cường chứng năng của cơ thể. Có thể chứa các chất và hợp chất dưới đây:

  • Axit béo, axit amin, enzym, vitamin, khoáng chất, probiotic và chất có tính sinh học khác.
  • Những chất có nguồn gốc tự nhiên bao gồm động vật, thực vật và khoáng vật dưới dạng chiết xuất, cô đặc, phân lập hoặc chuyển hóa.
  • Các hợp chất kết hợp của những thành phần nêu trên.

Thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe được trình bày dưới dạng viên nang, viên nén, viên hoàn, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng khác nhưng đều được phân liều giúp người tiêu dùng dễ dàng sử dụng.

Thực phẩm dinh dưỡng y học: Đây là các sản phẩm dùng cho mục đích y tế (Food for special Medical Purpose), có thể ăn bằng đường miệng hoặc ống xông, giúp điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses): Đây là những thực phẩm được chế biến theo công thức đặc biệt để có thể đáp ứng cho chế độ ăn đặc thù theo thể trạng (người thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng) tuân theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) hoặc tình trạng bệnh lý của từng người.

Tại sao phải công bố thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và nó là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng nên theo luật pháp của nước ta thực phẩm chức năng cần phải được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp hồ sơ công bố lưu hành trước khi tiêu thụ trên thị trường. Dưới đây là một số lý do cần phải công bố thực phẩm chức năng.

Đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng: những sản phẩm được cấp bản công bố thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí theo quy định, từ đó giúp đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Tạo dựng uy tín thương hiệu: Một khi thực phẩm chức năng đã được công bố thì chứng tỏ rằng sản phẩm đó đã được kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận. Vậy nên những sản phẩm này sẽ dễ dàng có được sự tin tưởng của khách hàng. Từ đó thương hiệu của bạn sẽ được nhiều người đón nhận, sử dụng và từng bước có chỗ đứng ở trên thị trường.

Nâng cao khả năng cạnh tranh: Một điều có thể khẳng định chắc chắn rằng những sản phẩm đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng bởi cơ quan Nhà nước thì sẽ có thẻ hoàn toàn tự tin khi cạnh tranh trên thị trường so với những sản phẩm chưa được công bố. Bởi đây là loại sản phẩm đặc thù, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng nên họ sẽ quan tâm đến chất lượng của sản phẩm đầu tiên. Nếu thực phẩm chức năng của bạn đã được công bố thì đó là một lợi thế lớn.

Chất lượng sản phẩm được duy trì ổn định: Một khi đã công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng với cơ quan Nhà nước thì dù là nhập khẩu hay xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân cũng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng quy chuẩn đã công bố. Việc chất lượng sản phẩm được duy trì ổn định cũng là một cách giúp doanh nghiệp có được sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Những đối tượng phải thực hiện làm thủ tục công bố thực phẩm chức năng

  • Tổ chức hay cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã có giấy phép kinh doanh tại Việt Nam.
  • Đại diện của các công ty của nước ngoài đưa thực phẩm vào thị trường Việt Nam lưu thông.

Những quy định trong công bố thực phẩm chức năng

Khi bạn có ý định công bố thực phẩm chức năng thì cần nắm rõ các quy định của cơ quan có thẩm quyền để tránh các sai sót sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công bố cũng như hoạt động kinh doanh của bạn.

Cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định của Nghị định số 15/2018NĐ-CP, Cơ quan Nhà nước tiếp nhận, thẩm định và quyết định công bố thực phẩm chức năng là Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế.

Cách nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định các tổ chức, cá nhân có thể gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp tại Cục an toàn thực phẩm theo quy định một cửa.

Hồ sơ được làm dựa trên yêu cầu của các văn bản pháp lý sau:

  • Luật An toàn vệ sinh thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010.
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định thi hành chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
  • Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 9 tháng 11 năm 2012 cảu Bộ Y tế đã hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm.

Số lượng hồ sơ

Gồm 2 bản hồ sơ công bố hợp quy và 1 bản hồ sơ pháp lý chung.

Thời hạn giải quyết hồ sơ

Theo thông báo của của Bộ Y tế – Cục an toàn thực phẩm, thời hạn giải quyết công bố thực phẩm chức năng kéo dài trong vòng 7 ngày làm việc. Trong trường hợp hồ sơ thiếu hoặc có sai sót thì thời gian giải quyết sẽ kép dài thêm.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Sau khi đã kiểm tra, thẩm định và chấp nhận hồ sơ công bố thực phẩm chức năng, Bộ Y tế sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp, cá nhân dưới dạng giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng cần những gì?

Bộ hồ sơ đăng ký tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng bao gồm hồ sơ công bố phải phù hợp quy định an toàn thực phẩm và hồ sơ pháp lý chung. Hồ sơ pháp lý chung bao gồm:

  • Giấp phép kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm hoặc nếu là các cá nhân, tổ chức nhập khẩu thực phẩm thì cần có chứng nhận pháp nhân.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đã có đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc chứng chỉ tương đương.

Đối với hồ sơ công bố thực phẩm chức năng phù hợp với quy định an toàn thực phẩm sẽ gồm có công bố thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.

Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu

Hồ sơ công bố của thực phẩm chức năng nhập khẩu từ nước ngoài bao gồm:

  • Bản công bố an toàn thực phẩm mẫu số 02 theo quy định trong Nghị định số 15/2018NĐ-CP
mau 1 ban cong bo san pham
Mẫu 1- Bản công bố sản phẩm
  • Bản kê khai thông tin chi tiết về sản phẩm – theo mẫu 03 phần phụ lục đính kèm trong Nghị định số 15/2018NĐ-CP (Văn bản cần phải được đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân yêu cầu công bố
thiet ke chua co ten 2
Mẫu số 03-Giấp phép tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do hay giấy chứng nhận Y tế cũng có thể thay bằng giấy chứng nhận tương đương được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất. Trong đó, nội dung cần thể hiện sản phẩm đảm bảo an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và tuân thủ đúng với quy định pháp luật về thực phẩm (Có thể nộp bản gốc hoặc bản sao có công chứng hợp pháp).
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm vẫn còn hạn trong vòng 12 tháng kể từ ngày kiểm nghiệm. Trong đó các nội dung cần có gồm: chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật của phòng kiểm nghiệm. Cá nhân, tổ chức có thể tùy chọn nộp bản chính hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Bản kế hoạch giám sát định kỳ
  • Nhãn của sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt.
  • Mẫu sản phẩm hoàn thiện
  • Thông tin, bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc công dụng của mỗi thành phần tạo nên thực phẩm chức năng được công bố.

Hồ sơ công bố thực phẩm sản xuất trong nước

Bộ hồ sơ công bố thực phẩm được sản xuất trong nước bao gồm:

  • Bản công bố sản phẩm theo mẫu 02 ban hành đính kèm Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
ban cong bo san pham mau 02 1
Mẫu số 02- Bản công bố sản phẩm
  • Bản thông tin sản phẩm theo mẫu số 03a hoặc 03c được ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm còn hạn trong vòng 12 thánh tính từ thời điểm kiểm nghiệm có thể nộp bản gốc hoặc bản sao công chứng. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm cần đạt theo yêu cầu của phòng kiểm nghiệm chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận.
  • Mẫu nhãn sản phẩm
  • Mẫu sản phẩm hoàn thiện
  • Tài liệu khoa học chứng minh tác dụng của thực phẩm chức năng hoặc chứng minh tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng cần được công bố.
  • Kết quả thử nghiệm về hiệu quả công dụng của sản phẩm đối với các sản phẩm mới (các thực phẩm có chức năng, có công dụng mới, hoặc được sản xuất theo công nghệ mới hay chế biến từ nguyên liệu mới) lần đầu tiên được đưa ra lưu thông trên thị trường Việt Nam chưa được kiểm nghiệm và chứng minh an toàn hiệu quả.
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng theo mẫu số 04 được ban hành kèm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP.
ke hoach kiem soat chat luong mau 4 1
Mẫu 04-Kế hoạch kiểm soát chất lượng
  • kế hoạch giám sát định kỳ.

Quy trình làm công bố thực phẩm chức năng

Trước khi tiến hành công bố thực phẩm chức năng tổ chức, cá nhân cần nắm rõ quy trình và bộ hồ sơ cần chuẩn bị những gì để tránh mất thời gian và sai sót trong quá làm công bố.

Bước 1: Cá nhân, tổ chức gửi bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định tới Cục An toàn thực phẩm

Bước 2: Cục An toàn thực phẩm có nghĩa vị tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ. Sau khi kiểm tra bộ hồ sơ đã hợp lệ thì trong vòng 30 ngày Bộ Y tế sẽ cấp cho cá nhân, tổ chức giấy tiếp nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. nếu quá 30 ngày mà Bộ Y tế không cấp thì cần phải có văn bản giải trình lý do tại sao không cấp giấy phép.

Bước 3: Trả giấy tiếp nhận bản công bố cho cá nhân, tổ chức.

Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng của công ty OZ Việt Nam

Hiện nay theo quy định của luật Nhà nước thì tất cả các sản phẩm thực phẩm chức năng. Bao gồm cả sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước đều cần phải công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Quy trình và hồ sơ khá phức tạp , đòi hỏi phải hiểu biết tường tận về luật và quy định của Nhà nước. Vì vậy mà công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm chức năng giúp cho cá nhân, doanh nghiệp có thể dễ dàng và nhanh chóng làm công bố sản phẩm.

Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dịch vụ công bố thực phẩm chức năng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0972433318.

Công bố thực phẩm chức năng là gì?

Theo quy định của luật Nhà nước công bố thực phẩm chức năng là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để bộ Y tế kiểm nghiệm và chứng nhận sản phẩm này có đảm bảo an toàn về sinh cho người tiêu dùng hay không.

Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm chức năng?

Theo quy định tại điều 8 trong nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì các loại thực phẩm chức năng dưới dạng thực phẩm bổ sung, bảo vệ sức khỏe sẽ do bộ Y tế quản lý.

Xem thêm:

Dịch vụ công bố thực phẩm

Dịch vụ xin giấy phép xuất nhập khẩu

Dịch vụ ủy thác nhập khẩu

Dịch vụ công bố sản phẩm

Dịch vụ Hải quan trọn gói

Nhận xét {Bài báo}

Bài viết Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày thutucxuatnhapkhau.com.



from thutucxuatnhapkhau.com https://ift.tt/G3FeoVT
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ OZ VIỆT NAM

Các mã loại hình trong khai báo hải quan