Thủ tục nhập khẩu máy giặt về Việt Nam

Các sản phẩm máy giặt hiện nay được sử dụng rộng rãi tại nhiều gia đình và được nhập khẩu với nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu máy giặt lại khá phức tạp và yêu cầu người nhập khẩu phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ liên quan. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về quy trình nhập khẩu máy giặt để giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước cần thực hiện.

Ưu nhược điểm của các loại máy giặt

Máy giặt lồng đứng

Ưu điểm:

  • Thiết kế nhỏ gọn phù hợp lắp đặt trong những không gian nhỏ.
  • Dễ dàng thêm quần áo vào máy khi lắp phía trên.
  • Bảng điều khiển thân thiện với người dùng.
  • Tiêu thụ ít điện năng.
  • Giá rẻ phù hợp với nhiều gia đình.

Nhược điểm:

  • Quần áo bị xoắn vào nhau, dễ nhão và hỏng.
  • Không có nhiều chế độ khác nhau.
  • Dễ bị rung, ồn trong quá trình vận hành.
  • Quần áo vắt còn ẩm.
  • Tốn nhiều nước khi dùng.
  • Bột giặt có thể còn bị cặn lại sau khi giặt.

Máy giặt lồng ngang

Ưu điểm:

  • Thiết kế thẩm mỹ và được trang bị công nghệ Inverter, vận hành rất êm và bền bỉ.
  • Tiết kiệm nước gấp 3 lần so với máy giặt lồng đứng.
  • Giặt sạch và giữ được độ bền lâu hơn.
  • Vắt khô quần áo hơn, không phải phơi, sấy lâu.
  • Có nhiều chế độ giặt và hiệu suất giặt cao.

Nhược điểm:

  • Cần diện tích không gian lớn hơn để lắp đặt.
  • Giá cả đắt hơn, không phù hợp với những gia đình có ngân sách eo hẹp.
  • Tiêu thụ điện năng cao hơn so với máy lồng đứng.

Căn cứ pháp lý

Quyết định 3810/QĐ-BKHCN về danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký (8/12/2017) và thay thế cho quyết định 1171/2015/QĐ-BKHCN trước đây.

Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN ngày 12/4/2012 ban hành QCVN 9:2012/BKHCN đưa ra danh mục các mặt hàng thử nghiệm bao gồm Máy hút bụi, Máy giặt, Tủ lạnh, Tủ giữ lạnh thương mại, tủ đá, điều hòa không khí và máy khoan cầm tay.

Mã HS code và thuế nhập khẩu máy giặt

Mô tả Mã hs Thuế NK ưu đãi(%) Thuế GTGT
Mã hs máy giặt tự động hoàn toàn, có sức chứa không quá 6kg vải khô, trong một lần giặt. 84501110 25 10
Mã hs máy giặt tự động hoàn toàn, có sức chứa trên 6kg và không quá 10kg vải khô, trong một lần giặt. 84501190 25 10
Mã hs máy giặt có chức năng sấy ly tâm, sức chứa không quá 6kg vải khô, trong một lần giặt. 84501210 25 10
Mã hs máy giặt có chức năng sấy ly tâm khác. 84501290 25 10
Mã hs máy giặt loại khác, hoạt động bằng điện, có sức chứa dưới 6kg vải khô. 84501210 25 10
Mã hs máy giặt loại khác, hoạt động bằng điện. 84501919 25 10
Mã hs máy giặt loại khác, có sức chứa 6kg vải khô. 84501991 25 10
Mã hs máy giặt loại khác 84501999 25 10
Mã hs máy giặt có sức chứa trên 10kg vải khô cho một lần giặt. 84502000 25 10

Đối với bất kỳ mặt hàng nào trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc xác định mã số HS của mặt hàng là cần thiết để đảm bảo việc áp dụng chính sách, thuế và thủ tục nhập khẩu đúng quy định.

Quy trình nhập khẩu máy giặt gia dụng

Để có cái nhìn tổng quan về quy trình nhập khẩu máy giặt, các doanh nghiệp có thể tham khảo các bước thực hiện sau:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng

Các doanh nghiệp nhập khẩu máy giặt phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và nhận giấy xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa để nộp cho hải quan.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan và tiến hành thông quan

Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ hải quan theo hướng dẫn của Thông tư 39/2018/TT-BTC và kèm giấy xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng ở bước 1. Nếu doanh nghiệp có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của máy giặt, hàng hóa được thông quan ngay lập tức. Trong trường hợp không có kết quả thử nghiệm, doanh nghiệp cần xin đưa hàng về kho bảo quản và thực hiện thủ tục thử nghiệm trước.

Bước 3: Thử nghiệm hiệu suất năng lượng và chứng nhận hợp quy

Doanh nghiệp mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm được Bộ Khoa học công nghệ chỉ định để thực hiện thử nghiệm và chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn QCVN 9:2012/BKHCN (chứng nhận hợp quy).

Bước 4: Công bố hợp quy cho mặt hàng máy giặt

Doanh nghiệp thực hiện công bố hợp quy trên hệ thống 1 cửa quốc gia.

Bước 5: Dán nhãn năng lượng

Sau khi có kết quả xác nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9:2012/BKHCN, doanh nghiệp lập hồ sơ xin dán nhãn năng lượng và các tem phụ khác. Khi hoàn tất bước này, hàng hóa sẽ được phép lưu thông ra thị trường.

Mã HS code và thuế nhập khẩu máy giặt

Các giấy tờ thủ tục nhập khẩu máy giặt về Việt Nam

Dưới đây là các loại hồ sơ cần chuẩn bị khi nhập khẩu máy giặt sử dụng trong gia đình, hoặc công nghiệp:

Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng

  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Hợp đồng mua bán
  • Vận tải đơn
  • Quy cách đóng gói hàng hóa
  • Hóa đơn thương mại
  • Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.

Hồ sơ thông quan

  • Các chứng từ như các loại hàng hóa thông thường
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm

Hồ sơ xin đem hàng về kho bảo quản:

  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Văn bản đề nghị đưa hàng về kho bảo quản (theo mẫu trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC)
  • Văn bản cam kết sẽ bổ sung phiếu chứng nhận kết quả thử nghiệm. Đồng thời cam kết sẽ khắc phục hậu quả trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo quy định.

Hồ sơ xin dán nhãn năng lượng cho sản phẩm máy giặt:

  • Giấy chứng nhận kết quả kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng, chứng nhận sản phẩm hợp quy.
  • Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho mặt hàng máy giặt.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
  • Nhãn chính, nhãn phụ của sản phẩm
  • Tem hợp quy
  • Hình ảnh sản phẩm.

Như vậy, với những chia sẻ trên đây OZ Freight đã cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về thủ tục nhập khẩu máy giặt. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin tham khảo. Để được tư vấn chi tiết về thủ tục thực hiện, bạn vui lòng liên hệ với OZ Freight để được hỗ trợ.



from Thủ tục xuất nhập khẩu OZ https://ift.tt/pNYTGOv
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ OZ VIỆT NAM

Các mã loại hình trong khai báo hải quan